Lừa đảo qua mạng là vấn đề “nhức nhối” đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Với sự phát triển của Internet, các hành vi này dần xuất hiện dày đặc với nhiều biến thể khó lường, gây ra những hệ luỵ xấu cho con người và xã hội. Sau đây, hãy cùng NEW88 chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về các hành vi chiếm đoạt tài sản này nhé!
Tìm hiểu khái quát về lừa đảo qua mạng
Lừa đảo qua mạng là hành vi xấu đang dần xâm nhập cuộc sống của chúng ta hiện nay. Bằng cách đưa ra các thông tin giả mạo qua các nền tảng trực tuyến, một số nhóm đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tài sản của mọi người. Mục tiêu mà các băng nhóm này hướng đến vô cùng đa dạng, nhưng chủ yếu là trẻ em hay những người nhẹ dạ cả tin, ít cập nhật tin tức.
Hiện nay có rất nhiều chiêu trò lừa gạt khác nhau như: hack vào tài khoản để mạo danh qua tin nhắn, gửi đường link lậu,… Đây đều là các hành vi tiêu cực gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản và tinh thần của người dân. Những trường hợp này khi truy cứu có thể quy trách nhiệm hành chính hoặc thậm chí là hình sự.
Top những tình huống lừa đảo qua mạng phổ biến
Có thể nói, các băng nhóm lừa đảo qua mạng ngày càng tinh ranh với nhiều tình huống tưởng chừng như khó tin. Vì thế, dưới đây là một số trường hợp phổ biến mà bạn cần nắm bắt để tránh rơi vào cái bẫy lừa gạt!
Hack các trang mạng xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội những năm gần đây, các hành vi lừa đảo qua mạng đang ngày càng trở nên mất kiểm soát. Cụ thể, những đối tượng/băng nhóm sẽ hack vào trang cá nhân Facebook, Zalo, Tiktok của bạn nhằm nắm quyền kiểm soát các mối liên lạc của người dùng.
Tiếp đó, tài khoản này sẽ chủ động nhắn tin với bạn bè, người thân trong danh sách liên hệ qua Messenger để tiếp cận. Có thể yêu cầu bên thứ ba chuyển khoản giùm, mượn tiền, nạp tài khoản với giá trị không hề nhỏ.
Gửi tin trúng thưởng giả mạo
Một trường hợp quen mặt không kém là gửi thông báo hoặc tin nhắn trúng thưởng. Những đối tượng này thường mua thông tin khách hàng từ người trung gian với dữ liệu vô cùng chi tiết. Sau đó gửi các lời nhắn khá chân thật như “Chúc mừng bạn đã trúng 1 tỷ”, “Bạn là khách hàng may mắn đã nhận được 1 chiếc ô tô”,… Chỉ đơn giản như vậy là đã có thể dễ dàng đánh lừa những người nhẹ dạ cả tin.
Đăng tin tuyển dụng lừa đảo
Tình trạng đăng bài tuyển dụng việc làm trên Facebook nhằm dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân thành những cộng tác viên sales. Tiếp đó, nhóm đối tượng xấu yêu cầu phải bỏ tiền ra để nạp tài khoản hoặc mua hàng trên các sàn điện tử như shopee, Tik Tok shop,…
Sau đó, số tiền này sẽ bị họ chiếm đoạt và cắt đứt mọi liên hệ. Hoặc nạn chân cũng có thể được nhận một phần nhỏ hoa hồng lấy niềm tin, rồi tiếp đó mới bị dẫn dụ vào các hành vi lừa đảo với mức độ nghiêm trọng hơn.
Kinh nghiệm quan trọng để tránh chiêu trò lừa đảo qua mạng
Các chiêu trò lừa đảo qua internet ngày càng phổ biến và khó nhận biết. Để không rơi vào những chiếc bẫy được dàn xếp này, bạn cần trang bị cho mình một số kỹ năng sau đây!
Nâng cao cảnh giác với các đường link hay file lạ
Thông thường mọi người sẽ rất dễ bị lừa nhấp vào các link hay trang web độc hại. Dù chưa có bất cứ thao tác kỹ thuật nào, những kẻ xấu vẫn có thể cài đặt mã độc gây hại lên thiết bị của bạn. Một khi bị xâm nhập, hacker có toàn quyền kiểm soát và đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Vì thế điều quan trọng là không nên click vào đường link không rõ nguồn gốc, kém an toàn.
Update mật khẩu mạng xã hội thường xuyên
Đối với các trang mạng xã hội thường dùng như Facebook, Zalo, bạn nên thường xuyên đổi mật khẩu. Bằng cách này, mọi người sẽ hạn chế tối đa tình trạng đột nhập trái phép account dẫn đến tình huống lừa đảo qua mạng. Bên cạnh đó, password cũng cần đủ dài và mạnh để đảm bảo tính an toàn cũng như độ bảo mật cao cho tài khoản.
Cẩn trọng trước những tin tuyển “việc nhẹ lương cao”
Hầu hết các thông tin tuyển nhân viên tràn lan trên group, hội nhóm hiện nay đa số đều là lừa đảo. Vì thế, khi muốn apply công việc cần tìm hiểu thật kỹ về công ty, hình thức và nội dung tuyển dụng. Đối với các job làm việc trên sàn thương mại điện tử, bạn nên kiểm tra kỹ càng về nguồn gốc, thông tin đơn vị cung cấp. Song song đó, tuyệt đối không chuyển khoản hay thanh toán khi chưa xác nhận việc làm chính thức.
Kết luận
Lừa đảo qua mạng quả thực là hành vi độc hại đáng bị bài trừ của xã hội. Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ đề này. Hãy cùng nhau nâng cao cảnh giác, trang bị kiến thức để đẩy lùi các đối tượng tiêu cực để hướng đến xây dựng cộng đồng, xã hội lành mạnh và an toàn!
>>>Xem thêm: Tin Tức Kinh Tế Thế Giới 2024 Mới Nhất: Giá Vàng Tăng Mạnh